NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LOGISTICS ( Phần I )

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LOGISTICS

1 ) Logistics là gì ?

Logistics là tập hợp các hoạt động nhằm đảm bảo cung cấp các thành phần cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh, tiêu dùng hàng hóa 1 cách kịp thời hiệu quả.

Đối tượng của Logistics trước đây chỉ là hàng hóa, sản phẩm hữu hình. Tuy nhiên, hiện nay ngời ta cũng sử dụng Logistics cho cả những đối tượng như dịch vụ , thông tin, năng lượng…

Về phía người quản lý , Logistics gắn với việc lựa chọn phương án tối ưu nhằm kiểm soát hiêu qủa về thời gian chi phí trong suốt quá trình hàng hóa lưu thông .

2) Trước đây có nhiều từ khác nhau để gọi như kho vận , tiếp vận , giao nhận … tại sao bây giờ phải dùng từ Logistics ?

Hoạt động Logistics theo sát suốt quá trình sản xuất , kinh doanh tiêu dùng 1 sản phẩm. Quá trình đó bao gồm những hoạt động sau :

  • Vận chuyển
  • Lưu kho
  • Sơ chế , bảo quản
  • Phân chia, bao gói sản phẩm
  • Thực hiện các thủ tục để sản phẩm có thể lưu chuyển từ địa điểm này đến địa điểm khác.

Những từ như lưu vận , kho vận , tiếp vận , giao nhận chỉ phản ánh được một phần trong quá trình nói trên, không thể hiện được rõ Logisticsg là quá trình xuyên suốt tích hợp của nhiều công đoạn. Vì vậy việc sử dụng từ Logisticsg là hợp lý hơn cả. Luật thương mại 2005 đã chính thức sử dụng Logistics trong văn bản pháp luật của nhà nước.

3) Luật thương mại định nghĩ thế nào về Logistics

Điều 233 Luật thương mại định nghĩa  “ dịch vụ Logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện 1 hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan và các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng đóng gói bao bì ,ghi ký hiệu mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao “

Như vậy , nội dung điều 233 nói trên vừa định nghĩa thông qua việc liệt kê một số hoạt động điển hình của Logistics , vừa nhấn mạnh tính chất hoạt động của dịch vụ này khi một doanh nghiệp đứng ra nhận làm các công việc đó để hưởng thù lao từ doanh nghiệp có hàng hóa.

Định nghĩa như trên là phù hợp trong bối cảnh Luật thương mại khi luật này cũng quy định Logistics tương tự các dịch vụ khác như môi giới, nhượng quyền , giám định, đại lý,gia công.

4) Luật pháp Việt Nam phân Logisticsại dịch vụ Logistics thành những phân ngành nào?

Theo điều 4 Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của chính phủ thì Logistics được phân Logisticsại như sau :

Các dịch vụ Logistics chủ yếu bao gồm

  • Dịch vụ bốc xếp hàng hóa , bao gồm cả hoạt động bóc xếp container;
  • Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa , bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu thiết bị.
  • Dịch vụ đại lý vận tải , bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập ké hoạch bốc dỡ hàng hóa.
  • Dịch vụ bổ trợ khác, bao gồm cả hoạt động tiếp nhận , lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi Logistics ; hoạt động sử lý hàng hóa bị khách trả hàng lại,hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó;hoạt động cho thuê và thuê mua container:
  • Các dịch vụ Logistics liên quan đến vận tải , bao gồm

  • Dịch vụ vận tải hàng hải;
  • Dịch vụ vận tải thủy nội địa;
  • Dịch vụ vận tải hàng không
  • Dịch vụ vận tải đường sắt
  • Dịch vụ vận tải đường bộ
  • Dịch vụ vận tải đường ống
  • Các dịch vụ logistics liên quan khác bao gồm :

  • Dịch vụ kiểm tra và phân tích kĩ thuật
  • Dịch vụ bưu chính
  • Dịch vụ thương mại bán buôn
  • Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm cả hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom , tập hợp ,phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng
  • Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

5 Ngoài cách phân loại như trên có thể phân loại các hoạt động logistics theo những tiêu chí nào nữa ??

Về phạm vi, logistics có thể chỉ bao gồm các hoạt động trong nội bộ 1 doanh nghiệp, hoặc các hoạt động giữa doanh nghiệp với các chủ thể khác ( Doanh nghiệp đối tác, khách hàng cá nhân ) .

Có hoạt động logistics chỉ diễn ra trong 1 nhà máy , một khu công nghiệp hay từ tỉnh này sang tỉnh khác , có hoạt động mang tính quốc tế , khởi đầu từ châu lục này và kết thúc ở 1 châu lục khác.

Về loại hình , có doanh nghiệp tự cung ( doanh nghiệp tự cung cấp dịch vụ logistics cho chính mình ) hoặc doanh nghiệp dịch vụ ( doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cho các doanh nghiệp khác

(     continue   )

Tin Liên Quan