Đèn LED là vật dụng không còn xa lạ trong đời sống chúng ta. Nhắc đến đèn LED, chúng ta nhắc đến những lợi ích chiếu sáng phong phú. Vây cách làm thủ tục nhập khẩu mặt hàng này như thế nào? Có cần xin giấy phép gì không? Công ty chúng tôi có thể giúp đỡ, hướng dẫn quy trình gì để thông quan hàng hóa? Câu trả lời sẽ có trong bài viết ngay sau đây.
Nội dung bài viết: 1. Quy định pháp luật về nhập khẩu đèn 2. Mã HS và thuế suất nhập khẩu đèn LED 2.1 Mã HS đèn LED 2.2 Thuế suất nhập khẩu đèn LED 3. Thủ tục nhập khẩu đèn LED 4. Dán nhãn năng lượng đèn LED 5. Kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy đèn LED |
1. Quy định pháp luật về nhập khẩu đèn LED
Theo quy định hiện hành, đèn LED không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, vì vậy, công ty có thể làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.
2. Mã HS và thuế suất nhập khẩu đèn LED
2.1 Mã HS đèn LED
Ứng với mỗi loại đèn LED có một mã HS riêng. Mời các bạn tham khảo các mã HS dưới đây:
Mã HS | Mô tả hàng hóa |
85395210 | – – – Loại đầu đèn ren xoáy |
85395290 | – – – Loại khác |
94051191 | – – – – Đèn rọi |
94051199 | – – – – Loại khác |
94054110 | – – – Đèn pha |
94054130 | – – – Đèn tín hiệu không nhấp nháy dùng cho sân bay; đèn dùng cho phương tiện giao thông đường sắt, đầu máy, tàu thủy, phương tiện bay, hoặc hải đăng, bằng kim loại cơ bản |
94054140 | – – – Loại khác, được sử dụng ở nơi công cộng hoặc đường phố lớn; loại chiếu sáng bên ngoài khác |
2.2 Thuế suất nhập khẩu đèn LED
Thuế suất nhập khẩu đèn LED phụ thuộc vào HS Code. Dưới đây là thuế suất nhập khẩu tham khảo năm 2023 cho bóng đèn led là:
- Thuế NK thông thường: 5%
- Thuế NK ưu đãi: 0%
- Thuế VAT: 10%
3. Thủ tục nhập khẩu đèn LED
Theo quy định hiện hành, đèn LED không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, cho nên doanh nghiệp có thể nhập bình thường. Tuy nhiên, các sản phẩm LED nhập khẩu bắt buộc phải thực hiện thử nghiệm và chứng nhận hợp quy, kiểm tra hiệu suất năng lượng tối thiểu và dán nhãn năng lượng.
Các doanh nghiệp có thể tự thực hiện thủ tục hải quan hoặc sử dụng Dịch Vụ Nhập Khẩu Đèn LED thực hiện thủ tục này. Binhhai Logistics là công ty dịch vụ chuyên nghiệp và tận tình trong cung cấp dịch vụ, với mặt hàng đèn LED nhập khẩu, công ty có nhiều năm làm thủ tục với nhiều đối tác thương mại, sản xuất nên chắc chắn sẽ làm hài lòng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ.
4. Dán nhãn năng lượng đèn LED
4.1 Thử nghiệm Hiệu suất năng lượng đèn LED
Tiêu chuẩn Việt Nam áp dụng: TCVN 11844:2017 Đèn LED – Hiệu suất năng lượng.
4.2 Danh sách đèn LED phải test suất năng lượng
- Đèn LED có balast lắp liền có đầu đèn E27 và B22.
- Đèn LED được thiết kế để thay thế bóng đèn huỳnh quang dạng ống có đầu đèn G5 và G13.
- Sử dụng cho mục đích thông dụng.
- Các loại điện áp danh định không quá 250V.
- Công suất nhỏ hơn 60W.
Trong trường hợp lô đèn LED của bạn đã có sẵn hàng mẫu tại Việt Nam, bạn có thể mang đi thử nghiệm hiệu suất năng lượng tối thiểu trước khi nhập về.
Kết quả test hiệu suất năng lượng là cơ sở để thông quan tờ khai và công bố dán nhãn năng lượng.
4.3 Đăng ký dán nhãn năng lượng đèn LED.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng gồm có:
- Giấy đăng ký công bố dán nhãn năng lượng
- Kết quả thử nghiệm Hiệu suất năng lượng cho từng model đèn LED trong lô hàng
- Mẫu nhãn năng lượng dự kiến (XÁC NHẬN)
- Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng
- Tem nhãn của sản phẩm
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Công văn gửi Bộ Công thương
- Các giấy tờ liên quan….
Để chuẩn bị cho kiểm tra chuyên ngành, hãy xin công văn xác nhận của Bộ Công thương rằng Doanh nghiệp đã thực hiện công bố dán nhãn năng lượng.
5. Kiểm tra chất lượng và chứng nhận hợp quy đèn LED
5.1 Hồ sơ đăng kí kiểm tra chất lượng bao gồm
- Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng (đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
- Hợp đồng thương mại (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
- Invoive, packing list (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
- C/O (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
- Tài liệu kĩ thuật (bản scan đóng dấu công ty kí tên giám đốc)
5.2 Quy trình thực hiện
Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng trên hệ thống 1 cửa quốc gia
Bước 2: Khai hải quan và thông quan
Bước 3: Test và làm Chứng nhận hợp quy: Mang mẫu đến trung tâm thử nghiệm được Bộ KHCN chỉ định để thử nghiệm và làm chứng nhận hợp quy. (Giấy chứng nhận sẽ có giá trị trong 3 năm)
Bước 4: Công bố hợp quy: Doanh nghiệp lập hồ sơ công bố hợp quy lên hệ thống 1 cửa Quốc gia
Bước 5: Dán tem hợp quy (CR), các tem phụ khác trước khi hàng lưu thông ra thị trường.
5.3 Hồ sơ hải quan cần chuẩn bị
- Commercial invoice – Hóa đơn thương mại
- Packing list – Phiếu đóng gói hàng hóa: 1 bản chụp
- Tờ khai hải quan
- Bill of lading – Vận đơn (House Bill): gốc hoặc 1 bản chụp
- Certificate of Origin – C/O – giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: Bản gốc
- Giấy đăng kí kiểm tra chất lượng đã đóng mộc
- Tài liệu kĩ thuật
- Công văn mang hàng về bảo quản
- Catalog hàng hóa (nếu doanh nghiệp nhập khẩu lần đầu)